• Home
  • Sách Giáo Khoa
  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog
Tuesday, May 30, 2023
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Home
  • Sách Giáo Khoa

    Sách giáo khoa – lớp 6

    Sách giáo khoa – lớp 5

    Sách giáo khoa – lớp 4

    Sách giáo khoa – lớp 3

    Sách giáo khoa – lớp 2

    Sách giáo khoa – lớp 1

  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog
Không có kết quả
Xem tất cả
  • Home
  • Sách Giáo Khoa

    Sách giáo khoa – lớp 6

    Sách giáo khoa – lớp 5

    Sách giáo khoa – lớp 4

    Sách giáo khoa – lớp 3

    Sách giáo khoa – lớp 2

    Sách giáo khoa – lớp 1

  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog
Không có kết quả
Xem tất cả
Không có kết quả
Xem tất cả
Trang chủ Chia sẻ kinh nghiệm

Những lưu ý khi chăm sóc cho trẻ tại nhà phòng chống dịch Covid-19

Thời gian đọc:4 phút
A A
0
312
SHARES
843
Xem
Share on FacebookShare on Twitter

Với trẻ em, hoạt động chủ đạo là vui chơi; vì vậy việc các bậc cha mẹ hiểu và tham gia chăm sóc, giáo dục phù hợp với tâm sinh lý của trẻ là điều vô cùng quan trọng trong giai đoạn này. Thực tế là trong thời gian trẻ ở nhà, sinh hoạt bị xáo trộn, trẻ ăn ngủ không điều độ, nhiều bé gửi ông, bà chăm sóc được nuông chiều theo ý thích của trẻ nên trẻ không ngoan, một số trẻ lại giảm cân do ăn uống không điều độ. Sau đây mình xin giới thiệu một số biện pháp giúp cha mẹ trẻ chăm sóc trẻ tốt nhất, trong thời gian nghỉ dịch ở nhà.

  • Thứ nhất: Có thời gian biểu 

Dù ở nhà với ba mẹ hay gửi người thân chăm sóc trẻ, ba mẹ cũng phải lên lịch cho trẻ sinh hoạt, ăn ngủ đúng giờ; buổi tối không cho trẻ chơi quá muộn, buổi sáng tập cho trẻ dậy trước 7h30, tránh cho trẻ ngủ dậy muộn, ăn sáng muộn, sẽ ảnh hưởng đến bữa ăn trưa, trẻ sẽ chán ăn; buổi trưa ba mẹ tập cho trẻ ngủ ít nhất là 1.5 tiếng.

  • Thứ hai: hạn chế tiếp xúc

Những hành động như ôm ấp, hôn trẻ có thể khiến trẻ dính phải các giọt bắn nước bọt từ người mang mầm bệnh, dù họ chưa có biểu hiện phát bệnh như ho, sốt. Cho nên ba mẹ cần hạn chế cho trẻ tiếp nhận những hành động đó. Ba mẹ nên hạn chế cho bé đến những nơi tập trung đông người, cố gắng sắp xếp thời gian vui chơi và học tập cùng bé tại nhà.

  • Thứ ba: Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Để tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ khỏe mạnh hơn, ba mẹ cần đảm bảo bé có một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý và lối sống lành mạnh

Nên cho ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa và chia làm nhiều bữa nhỏ; đa dạng hoá bữa ăn với nhiều loại thực phẩm khác nhau, thay đổi cách chế biến và cho trẻ ăn những loại thức ăn trẻ thích để khuyến khích trẻ ăn được nhiều. Cho trẻ uống nhiều nước, nước ép quả tươi và ăn thêm quả chín và cung cấp thêm các vitamin, đặc biệt là vitamin A và vitamin Ccụ thể:

  1. Bổ sung các thực phẩm giàu protein: trứng, thịt, cá,… để tăng sức đề kháng cho trẻ.
  2. Tăng cường các thực phẩm giàu kẽm như tôm, cua, gan động vật, thịt bò, các loại ngũ cốc,… không chỉ cung cấp đầy đủ chất kẽm cho cơ thể mà còn giúp tăng sức đề kháng cho trẻ, giúp trẻ chống lại những vi rút gây bệnh.
  3. Bổ sung các loại rau củ, hoa quả chứa nhiều vitamin C, E giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp nhuận tràng, tránh táo bón ở trẻ.
    Ba mẹ cũng cần tập cho bé một lối sống lành mạnh: đảm bảo cho bé ngủ đủ giấc, đúng giờ; rèn luyện cơ thể thường xuyên; tắm nắng để hấp thụ vitamin D,…

Bo sung dinh duong

  • Thứ tư: Giữ vệ sinh sạch sẽ

Để giảm bớt nguy cơ lây nhiễm Corona (COVID-19), chăm sóc trẻ em tốt hơn, ba mẹ cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ môi trường xung quanh. Nơi sinh hoạt của các bé phải được tiệt trùng, lau chùi thường xuyên. Bên cạnh đó, ba mẹ có thể hạn chế nguy cơ nhiễm bệnh do tiếp xúc bề mặt bằng cách vệ sinh các vật dụng, đồ chơi của bé, những vị trí nhiều người chạm vào như tay nắm cửa, nên dùng chất cồn hoặc dung dịch kháng khuẩn để loại bỏ tối đa các loại virus, vi khuẩn bám vào.
Đồng thời, giữ vệ sinh cá nhân cũng là một biện pháp quan trọng để chăm sóc trẻ em hiệu quả. Ba mẹ cần rửa tay cho bé thường xuyên. Đối với những trẻ lớn hơn, ba mẹ cần làm gương và xây dựng cho bé thói quen rửa tay sau khi ra ngoài chơi hoặc đi từ ngoài về, trước và sau khi ăn. Có thể cho bé súc miệng bằng nước muối hoặc các loại nước súc miệng chuyên dùng để làm sạch cổ họng. Ngoài ra, cũng cần lưu ý giữ ấm cho trẻ. Mỗi khi thời tiết chuyển lạnh, ba mẹ chú ý luôn để bé ăn mặc đủ ấm, đi tất, gang tay, quàng khăn và đặc biệt là đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài.

Share125Tweet78
Bài trước đó

Truyện cổ tích – Ăn khế trả vàng

Bài kế tiếp

Truyện cổ tích – Hoàng tử Ếch

Bài viết liên quan

Trò chơi dân gian trong ngày hè.

by Viet Nguyen
0

Tham gia các trò chơi dân gian là một trong những cách tốt nhất để bạn có được một mùa hè ý nghĩa và vui vẻ.  Điều gì khiến các trò chơi dân gian trong ngày hè thú vị và hấp dẫn? Một số trò chơi tiêu biểu Cách tổ chức trò chơi dân gian Các bí quyết để tạo điều kiện thích hợp cho việc chơi trò chơi dân gian Điều gì khiến các trò chơi dân gian thú vị và hấp dẫn? Ngày hè là thời gian hoàn hảo để chơi những trò chơi dân gian vui nhộn...

Đọc tiếp

Những Lợi ích Của Việc Học Bơi Trẻ Nhỏ

by Viet Nguyen
0

Học bơi là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng mà các bậc phụ huynh nên học cho con của họ. Kỹ năng này có thể giúp trẻ học được nhiều thứ hơn nữa và giúp họ có thể thoải mái trong các hoạt động nước. Để giúp con của bạn học bơi, có rất nhiều cách để bạn có thể thực hiện. Trước hết, bạn cần phải cung cấp cho trẻ một môi trường an toàn và nước sạch để học tập. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cung cấp cho trẻ các đồ dùng bơi học...

Đọc tiếp

Trò chơi dân gian – Nhảy bao bố

by Tuyet Nguyen
1

1. Nguồn gốc trò chơi: Tại Việt Nam, nhảy bao bố được coi là một trò chơi dân gian lâu đời, một trò chơi quen thuộc của các thế hệ trẻ em việt nam, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 2. Chuẩn bị trước khi chơi: Người chơi: Trò chơi Nhảy bao bố thực tế không giới hạn số người tham gia. Có thể chia thành hai, ba hoặc bốn đội tùy thuộc vào số người chơi. Đảm bảo số thành viên của các đội như nhau. Dụng cụ sử dụng: Bao bố với số lượng đủ cho...

Đọc tiếp

Trò chơi dân gian – Cá sấu lên bờ

by Viet Nguyen
1

1. Nguồn gốc trò chơi: Trò chơi Cá sấu lên bờ đã có từ rất lâu và được truyền miệng nhau trong dân gian đến tận ngày nay. Trên thực tế, không ai biết trò chơi được xuất phát từ đâu, do ai nghĩ ra và có lịch sử phát triển như thế nào. Hiện nay, trò chơi này rất phổ biến vì nó thường được tổ chức trong nhà trường hoặc do các em tự tổ chức chơi trong những giờ ra chơi. 2. Chuẩn bị trước khi chơi: Số lượng người chơi: 8 -10 người. Nếu số lượng...

Đọc tiếp
Bài kế tiếp

Truyện cổ tích - Hoàng tử Ếch

Đăng nhập để thảo luận
Không có kết quả
Xem tất cả

Bài viết phổ biến

[MS Team] Tắt tiếng trong Microsoft TEAM

Danh sách bài hát môn âm nhạc lớp 4

Bài hát lớp 4 – Khăn quàng thắp sáng bình minh

Bài hát lớp 4 – Cò lả

Tải thêm

Bài viết mới

  • Trò chơi dân gian trong ngày hè.
  • Những Lợi ích Của Việc Học Bơi Trẻ Nhỏ
  • Trò chơi dân gian – Nhảy bao bố
  • Trò chơi dân gian – Cá sấu lên bờ
  • Truyện ngụ ngôn – Sự tích chim tu hú

Khóa học

  • Tiếng Anh lớp 4 Tập 1

© 2021 Việt Kids. Email: contact@vietkids.info 

Không có kết quả
Xem tất cả
  • Home
  • Sách Giáo Khoa
  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog

© 2021 Việt Kids. Email: contact@vietkids.info

Chào mừng ban

Sign In with Facebook
Sign In with Google
OR

Đăng nhập

Quên mật khẩu? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
Sign Up with Google
OR

Điền thông tin đăng ký

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist

Loading…