• Home
  • Sách Giáo Khoa
  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog
Monday, March 27, 2023
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Home
  • Sách Giáo Khoa

    Sách giáo khoa – lớp 6

    Sách giáo khoa – lớp 5

    Sách giáo khoa – lớp 4

    Sách giáo khoa – lớp 3

    Sách giáo khoa – lớp 2

    Sách giáo khoa – lớp 1

  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog
Không có kết quả
Xem tất cả
  • Home
  • Sách Giáo Khoa

    Sách giáo khoa – lớp 6

    Sách giáo khoa – lớp 5

    Sách giáo khoa – lớp 4

    Sách giáo khoa – lớp 3

    Sách giáo khoa – lớp 2

    Sách giáo khoa – lớp 1

  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog
Không có kết quả
Xem tất cả
Không có kết quả
Xem tất cả
Trang chủ Truyện

Truyện cổ tích – Sự tích Hồ Gươm

Thời gian đọc:6 phút
A A
0
329
SHARES
890
Xem
Share on FacebookShare on Twitter
https://vietkids.info/wp-content/uploads/2021/08/su_tich_ho_guom.mp3

Vào thời ấy, giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam. Chúng coi dân ta như cỏ rác, thi hành nhiều điều bạo ngược làm cho thiên hạ căm giận đến tận xương tủy. Bấy giờ, ở vùng Lam-sơn nghĩa quân đã nổi dậy chống lại chúng, nhưng buổi đầu thế lực còn non yếu nên nhiều lần bị giặc đánh cho tan tác, Thấy vậy, đức Long quân quyết định cho họ mượn thanh gươm thần để họ giết giặc.

 

Hồi ấy ở Thanh-hóa có một người làm nghề đánh cá tên là Lê Thận. Một đêm nọ. Thận thả lưới ở một bến vắng như thường. Tự nhiên trong một lần kéo lưới, chàng thấy nằng nặng, trong bụng mừng thầm chắc là có cá to. Nhưng khi thò tay bắt cá. Thận mới biết đó là một thanh sắt. Chàng vứt luôn xuống nước rồi lại thả câu ở một chỗ khác.

 

Lần thứ hai cất lưới lên cũng thấy nặng tay. Thận không ngờ thanh sắt vừa rồi lại chui vào lưới mình. Chàng lại nhặt lên và ném xuống sông. Lần thứ ba vẫn là thanh sắt ấy mắc vào lưới. Lấy làm quái lạ, Thận ghé mồi lửa lại nhìn xem. Bỗng chàng reo lên một mình:

 

– Ha ha! Một lưỡi gươm!

 

Thận về sau gia nhập quân đoàn khởi nghĩa Lam-sơn. Chàng đã mấy lần vào sinh ra tử ở nơi trận mạc để diệt lũ cướp nước. Một hôm, chủ tướng Lê Lợi cùng mấy người tùy tòng đến nhà Thận. Trong gian nhà tối om, thanh sắt hôm đó chợt sáng quắc lên ở một xó nhà. Lấy làm lạ, Lê Lợi đến gần cầm lấy xem và nhận ra chữ “Thuận Thiên” khắc sâu vào lưỡi. Song tất cả mọi người đều không biết đó là báu vật.

 

Một hôm bị giặc đuổi, Lê Lợi và các tướng chạy tháo thân mỗi người một ngả. Lúc đi qua một khu rừng, Lê Lợi bỗng thấy ánh sáng trên ngọn cây đa. Ông trèo lên mới biết đó là cái chuôi gươm nạm ngọc. Nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, Lê Lơi rút lấy chuôi gươm giắt vào lưng.

 

Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại tất cả các bạn, trong đó có Lê Thận. Khi lắp lưỡi vào với chuôi thì kỳ lạ thay, vừa vặn khớp nhau. Lê Lợi bèn kể lại câu chuyện. Mọi người nghe xong đều hồ hởi vui mừng. Lê Thận nâng gươm lên ngang đầu nói với chủ tướng:

 

– Đây là thần có ý phó thác cho “minh công” làm việc lớn. Chúng tôi nguyện đem xương da của mình theo “minh công” và thanh gươm thần này để báo đền xã tắc!

 

Từ đó khí thế của nghĩa quân ngày một tăng. Trong tay Lê Lợi, thanh gươm thần tung hoàng trên mọi trận địa và làm cho quân Minh bạt vía. Chẳng mấy chốc tiếng tăm của quân Lam-sơn lan khắp nơi. Họ không phải trốn tránh trong rừng nữa mà xông xáo đi tìm giặc. Họ không phải ăn uống khổ cực như trước nữa, đã có những kho lương thực của giặc mới cướp được tiếp tế cho họ. Gươm thần đã mở đường cho họ đánh tràn ra mãi cho đến lúc không còn bóng một tên giặc nào trên đất nước.

 

Sau khi đuổi giặc Minh về được một năm, ngày hôm ấy Lê Lợi – bấy giờ đã là một vị thiên tử – cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả-vọng trước kinh thành. Nhân dịp đó, Long quân sai rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Khi chiếc thuyền chèo ra giữa hồ thì tự nhiên có một con rùa lớn nhô đầu và mai lên khỏi làn nước xanh. Theo lệnh vua, thuyền đi chậm lại. Vua đứng trên và nhận thấy lưỡi gươm đeo bên mình cũng đang cử động. Con rùa vàng không sợ người, nhô thêm nữa, tiến sát về phía thuyền vua. Nó đứng nổi lên trên mặt nước và nói:

 

– Bệ hạ hoàn gươm cho Long quân!

 

Nghe nói thế nhà vua bỗng hiểu ra bèn thò tay rút gươm ra khỏi bao. Chỉ một lát thanh gươm thần rời khỏi tay vua bay đến phía rùa vàng. Nhanh như cắt, rùa há miệng đớp lấy ngang lưỡi. Cho đến khi gươm và rùa lặn xuống, người ta vẫn thấy có vệt sáng le lói dười mặt nước hồ xanh.

 

Khi những chiếc thuyền của bá quan tiến lên kịp thuyền rồng thì vua liền báo ngay cho họ biết:

 

– Đức Long quân cho chúng ta mượn thanh gươm thần để trừ giặc Minh. Nay đất nước đã thanh bình, Người sai rùa lấy lại.

 

Và từ đó, hồ bắt đầu được mang tên là hồ Gươm hay hồ Hoàn kiếm.

Share132Tweet82Share33
Bài trước đó

Truyện cổ tích – Hoàng tử Ếch

Bài kế tiếp

Truyện cổ tích – Quả bầu tiên

Bài viết liên quan

Trò chơi dân gian trong ngày hè.

by Viet Nguyen
0

Tham gia các trò chơi dân gian là một trong những cách tốt nhất để bạn có được một mùa hè ý nghĩa và vui vẻ.  Điều gì khiến các trò chơi dân gian trong ngày hè thú vị và hấp dẫn? Một số trò chơi tiêu biểu Cách tổ chức trò chơi dân gian Các bí quyết để tạo điều kiện thích hợp cho việc chơi trò chơi dân gian Điều gì khiến các trò chơi dân gian thú vị và hấp dẫn? Ngày hè là thời gian hoàn hảo để chơi những trò chơi dân gian vui nhộn...

Đọc tiếp

Những Lợi ích Của Việc Học Bơi Trẻ Nhỏ

by Viet Nguyen
0

Học bơi là một trong những kỹ năng cực kỳ quan trọng mà các bậc phụ huynh nên học cho con của họ. Kỹ năng này có thể giúp trẻ học được nhiều thứ hơn nữa và giúp họ có thể thoải mái trong các hoạt động nước. Để giúp con của bạn học bơi, có rất nhiều cách để bạn có thể thực hiện. Trước hết, bạn cần phải cung cấp cho trẻ một môi trường an toàn và nước sạch để học tập. Bên cạnh đó, bạn cũng cần cung cấp cho trẻ các đồ dùng bơi học...

Đọc tiếp

Trò chơi dân gian – Nhảy bao bố

by Tuyet Nguyen
1

1. Nguồn gốc trò chơi: Tại Việt Nam, nhảy bao bố được coi là một trò chơi dân gian lâu đời, một trò chơi quen thuộc của các thế hệ trẻ em việt nam, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 2. Chuẩn bị trước khi chơi: Người chơi: Trò chơi Nhảy bao bố thực tế không giới hạn số người tham gia. Có thể chia thành hai, ba hoặc bốn đội tùy thuộc vào số người chơi. Đảm bảo số thành viên của các đội như nhau. Dụng cụ sử dụng: Bao bố với số lượng đủ cho...

Đọc tiếp

Trò chơi dân gian – Cá sấu lên bờ

by Viet Nguyen
1

1. Nguồn gốc trò chơi: Trò chơi Cá sấu lên bờ đã có từ rất lâu và được truyền miệng nhau trong dân gian đến tận ngày nay. Trên thực tế, không ai biết trò chơi được xuất phát từ đâu, do ai nghĩ ra và có lịch sử phát triển như thế nào. Hiện nay, trò chơi này rất phổ biến vì nó thường được tổ chức trong nhà trường hoặc do các em tự tổ chức chơi trong những giờ ra chơi. 2. Chuẩn bị trước khi chơi: Số lượng người chơi: 8 -10 người. Nếu số lượng...

Đọc tiếp
Bài kế tiếp

Truyện cổ tích - Quả bầu tiên

Đăng nhập để thảo luận
Không có kết quả
Xem tất cả

Bài viết phổ biến

Bài hát lớp 3 – Con chim non

Bài hát lớp 4 – Khăn quàng thắm mãi vai em

Danh sách bài hát môn âm nhạc lớp 4

Bài hát lớp 5 – Reo vang bình minh

Tải thêm

Bài viết mới

  • Trò chơi dân gian trong ngày hè.
  • Những Lợi ích Của Việc Học Bơi Trẻ Nhỏ
  • Trò chơi dân gian – Nhảy bao bố
  • Trò chơi dân gian – Cá sấu lên bờ
  • Truyện ngụ ngôn – Sự tích chim tu hú

Khóa học

  • Tiếng Anh lớp 4 Tập 1

© 2021 Việt Kids. Email: contact@vietkids.info 

Không có kết quả
Xem tất cả
  • Home
  • Sách Giáo Khoa
  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog

© 2021 Việt Kids. Email: contact@vietkids.info

Chào mừng ban

Sign In with Facebook
Sign In with Google
OR

Đăng nhập

Quên mật khẩu? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
Sign Up with Google
OR

Điền thông tin đăng ký

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist

Loading…