Luyện tập đánh máy gõ 10 ngón theo hướng dẫn dưới đây, các bạn sẽ làm quen với mặt chữ trên bàn phím, đồng thời biết sử dụng ngón tay gõ phím phù hợp, từ đó tăng tốc độ gõ cũng như đánh máy 10 ngón hiệu quả.
Để đạt được tốc độ đánh máy tốt không quá khó, bạn chỉ cần làm theo và ghi nhớ các lời khuyên cơ bản được hiển thị dưới đây:
- Không mắc lỗi: Nếu bạn muốn gõ nhanh như mơ ước, đừng mắc lỗi khi gõ. Đối với mỗi lỗi bạn mắc phải, bạn sẽ phải xóa các phím sai và viết lại chúng. Chắc chắn không muốn dành thời gian đó. Đừng lo lắng khi mới bắt đầu nếu bạn thực sự chậm, hãy luôn ghi nhớ và tuân theo nguyên tắc này và tốc độ đánh máy sẽ đến.
- Đừng nhìn vào bàn phím: Thời gian bạn dành để nhìn vào bàn phím cũng là lúc bạn mất tập trung trong việc gõ phím. Nhìn vào bàn phím trong vài bài học đầu tiên là được, nhưng bạn phải buộc bản thân ngừng nhìn vào bàn phím. Vì vậy, biết vị trí của từng phím mà không cần nhìn vào bàn phím là những gì bạn cần để tăng tốc độ đánh máy của mình.
- Thực hành: Thực hành với các nguyên tắc khác trong tâm trí đó là điểm mấu chốt duy nhất để học cách đánh máy đúng cách. Chỉ luyện tập kỹ năng đánh máy của bạn sẽ cải thiện. Bạn nên tập ba hoặc bốn lần một tuần, trong các buổi từ 15 phút đến 1 giờ. Điều đó sẽ đủ cho việc học hỏi và nâng cao kỹ năng của bạn.
- Chọn kiểu gõ VNI hay TELEX: Để gõ được tiếng việt nhanh nhất, bạn hãy chọn kiểu gõ TELEX, vì đây là kiểu gõ bạn không phải di chuyển tay lên hàng cao trên cùng của bàn phím để gõ dấu. Vì vậy, tốc độ gõ phím của bạn sẽ nhanh nhất. Bạn chỉ cần quen hết các ký tự chữ cái, và bằng kiểu gõ telex, bạn sẽ bỏ dấu cho tiếng việt một cách nhanh nhất.
Sau đây là cách gõ 10 ngón đơn giản và hiệu quả:
Bước 1: Quy tắc đặt tay trên bàn phím
Một điều quan trọng là các ngón tay đặt lên trên bàn phím sẽ đảm nhiệm một nhóm các ký tự tương ứng với vị trí của ngón tay đó, điều đó giúp cho bạn đánh máy tính mà không cần phải nhìn vào bàn phím máy tính.
Bước 2: Nhiệm vụ cho từng ngón tay
Hình vẽ này mô tả cách cơ bản vị trí từng ngón tương ứng với bàn phím. In nó ra và dán lên bàn học. Học mỗi ngày một chút và bạn sẽ tiến bộ rất nhanh.
Bạn để ý trên bất kỳ bàn phím của máy tính nào tại vị trí chữ cái F và J đều có hai điểm gờ (dấu nhỏ nhô lên trên bàn phím). Mục đích của điểm gờ này trên bàn phím là để cho chúng ta đặt tay đúng vị trí khi gõ.
– Bàn tay trái: ngón út (phím A), ngón áp út (phím S), ngón giữa (phím D), ngón trỏ (phím F).
– Bàn tay phải: ngón út (phím :), ngón áp út (phím L), ngón giữa (phím K), ngón trỏ (phím J).
Bước 3: Chú ý tư thế ngồi khi đánh máy
- Ngồi thẳng và phải luôn giữ cho lưng của bạn được thẳng.
- Luôn giữ cho khủy tay bẻ cong ở góc bên phải.
- Giữ cho đầu hơi nghiêng về phía trước khi ngồi trước màn hình máy tính.
- Giữ khoảng cách vị trí trong khoảng từ 40 tới 75 cm so với màn hình máy tính.
- Cổ tay giữ chạm vào ngay mép của máy tính ở phía trước bàn phím
Bước 4: Chăm chỉ luyện tập
Bước cuối cùng cũng là bước rất quan trọng, đó chính là nỗ lực của bạn, các cụ vẫn có câu “trăm hay không bằng tay quen” mà đúng không.
Vietkids giới thiệu với các bạn trang web học gõ bàn phím trực tuyến:
Trang web này có 15 bài học gõ 10 ngón miễn phí, được hiển thị ở nhiều ngôn ngữ và giao diện bàn phím khác nhau, cộng thêm một số trò chơi cũng như bài kiểm tra về tốc độ gõ.
Mỗi bài học được chia thành các chủ đề, vì thế, bạn dễ dàng biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo hoặc bỏ qua một phần nào đó nếu cảm thấy tự tin về kỹ năng của mình. Trong khi gõ, bạn cũng có thể theo dõi số lỗi mình mắc phải, tốc độ và thời gian gõ xong văn bản.
Ưu điểm của typingstudy.com chính là thiết kế giao diện đơn giản, bố cục rõ ràng và bạn có thể luyện kỹ năng gõ 10 ngón ở bất kỳ đâu, miễn là có Internet. Một điều chắc chắn nữa là bạn có thể luyện gõ ngay trong giao diện trình duyệt thay vì phải cài đặt ứng dụng vào máy.
Hi vọng với 4 bước bên trên sẽ giúp bạn học được cách gõ 10 ngón tay nhanh nhất và không cần nhìn bàn phím. Nếu chăm chỉ luyện tập thì mình nghĩ chỉ trong vòng 3 tuần đến 1 tháng là bạn sẽ gõ văn bản rất thuần thục rồi.