• Home
  • Sách Giáo Khoa
  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog
Sunday, January 29, 2023
  • Đăng nhập
  • Đăng ký
  • Home
  • Sách Giáo Khoa

    Sách giáo khoa – lớp 6

    Sách giáo khoa – lớp 5

    Sách giáo khoa – lớp 4

    Sách giáo khoa – lớp 3

    Sách giáo khoa – lớp 2

    Sách giáo khoa – lớp 1

  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog
Không có kết quả
Xem tất cả
  • Home
  • Sách Giáo Khoa

    Sách giáo khoa – lớp 6

    Sách giáo khoa – lớp 5

    Sách giáo khoa – lớp 4

    Sách giáo khoa – lớp 3

    Sách giáo khoa – lớp 2

    Sách giáo khoa – lớp 1

  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog
Không có kết quả
Xem tất cả
Không có kết quả
Xem tất cả
Trang chủ Trò chơi

Trò chơi dân gian – Cá sấu lên bờ

Trò chơi cá sấu lên bờ gắn với tuổi thơ của rất nhiều trẻ em. Đây là trò chơi giúp tập luyện phản xạ cho trẻ và thường xuyên được tổ chức trong các tập thể lớp

Thời gian đọc:4 phút
A A
0
49
SHARES
132
Xem
Share on FacebookShare on Twitter

1. Nguồn gốc trò chơi:

Trò chơi Cá sấu lên bờ đã có từ rất lâu và được truyền miệng nhau trong dân gian đến tận ngày nay. Trên thực tế, không ai biết trò chơi được xuất phát từ đâu, do ai nghĩ ra và có lịch sử phát triển như thế nào.

Hiện nay, trò chơi này rất phổ biến vì nó thường được tổ chức trong nhà trường hoặc do các em tự tổ chức chơi trong những giờ ra chơi.

2. Chuẩn bị trước khi chơi:

  • Số lượng người chơi: 8 -10 người. Nếu số lượng đông hơn bạn có thể thành nhiều nhóm nhỏ để chơi. Nếu chơi với số lượng quá lớn thì sẽ khó kiểm soát được trò chơi.
  • Địa điểm chơi: Chọn không gian chơi rộng rãi sạch sẽ như sân trường, sân chơi… nhưng thực tế bạn vẫn có thể chơi trong các lớp học, văn phòng, khi đó độ khó của chơi lại do trướng ngại của các đồ vật trong phòng. Lưu ý khi chơi tại các phòng nhỏ, đó là đảm bảo tính an toàn khi chơi.
  • Chọn hoặc vẽ “bờ”: Không gian trò chơi được chia làm 2 loại: “ dưới nước “ và “ bờ”. Nếu khu vực chơi có những khu vực cao hơn so với mặt bằng chung như thềm nhà, bậc thang, bồn hoa,… bạn có thể lựa chọn và quy định đây là “ bờ”. Nếu như không có các khu vực như vậy, sử dụng phấn để kẻ các khu vực rộng khoảng 3m để chọn làm bờ.
  • Chọn cá sấu: Những người tham gia chơi tiến hành oẳn tù tì. Người chơi nào chơi thua sẽ phải làm “cá sấu”.
  • Đứng vào vị trí: Cá sấu sẽ đứng ở khu vực “ dưới nước” hay “ sông”. Những người chơi còn lại đứng ở khu vực “ trên bờ”.

3. Bắt đầu trò chơi:

  • Khi có hiệu lệnh bắt đầu chơi, Cá sấu đi đi lại lại trong khu vực “ dưới nước” tìm bắt người nào ở dưới nước ( chạm vào người) hoặc có một chân thò vào trong phạm vị “dưới nước”.
  • Những người chơi còn lại tìm cách chọc tức cá sấu như chạy băng qua các khu vực nước hoặc thò chân, thò tay vào vùng nước. Vừa chạy nhảy vừa hát “ Cá sấu, cá sấu lên bờ.”
  • Người chơi nào không kịp lên bờ mà bị cá sấu bắt sẽ phải thay thế làm “ cá sấu”.

Trò chơi bắt đầu lại khi có một “ cá sấu” mới.

4. Ý nghĩa của trò chơi cá sấu lên bờ:
Trò chơi này có thể giúp phát triển về thể lực lẫn trí tuệ:

  • Rèn luyện khả năng quan sát tốt và phản xạ nhanh.
  • Rèn luyện thể lực khi người chơi phải chạy qua chạy lại và phải nhanh chóng trở về bờ để không bị cá sấu bắt được.
  • Trò chơi tăng cường gắn kết trong nhóm.

5. Những điều lưu ý khi chơi:

  • Nếu cá sấu mãi vẫn không bắt được người chơi nào, thì đến lúc “ chảy nước mắt cá sấu” hoặc mệt quá thì đổi người.
  • Không gian chơi cần đủ rộng để trẻ được chơi một cách thoải mái.
  • “Bờ” được chọn cần cao vừa phải, đủ để người chơi trèo lên dễ dàng.
  • Không gian chơi cần được đảm bảo an toàn, các chướng ngại vật không được sắc nhọn, gây nguy hiểm
  • Trò chơi nên có người lớn tổ chức và kiểm soát để tránh các bé bị ngã hay bất hòa trong quá trình chơi.

(s.t)

Tags: Trò chơi
Share20Tweet12Share5
Bài trước đó

Truyện ngụ ngôn – Sự tích chim tu hú

Bài kế tiếp

Trò chơi dân gian – Nhảy bao bố

Bài viết liên quan

Trò chơi dân gian – Nhảy bao bố

by Tuyet Nguyen
0

1. Nguồn gốc trò chơi: Tại Việt Nam, nhảy bao bố được coi là một trò chơi dân gian lâu đời, một trò chơi quen thuộc của các thế hệ trẻ em việt nam, được lưu truyền từ đời này sang đời khác. 2. Chuẩn bị trước khi chơi: Người chơi: Trò chơi Nhảy bao bố thực tế không giới hạn số người tham gia. Có thể chia thành hai, ba hoặc bốn đội tùy thuộc vào số người chơi. Đảm bảo số thành viên của các đội như nhau. Dụng cụ sử dụng: Bao bố với số lượng đủ cho...

Đọc tiếp
Bài kế tiếp

Trò chơi dân gian - Nhảy bao bố

Đăng nhập để thảo luận
Không có kết quả
Xem tất cả

Bài viết phổ biến

Danh sách bài hát môn âm nhạc lớp 4

Bài hát lớp 4 – Chúc mừng

Tập gõ bàn phím 10 ngón nhanh và hiệu quả

Truyện cổ tích – Bạch Tuyết và bảy chú lùn

Tải thêm

Bài viết mới

  • Trò chơi dân gian – Nhảy bao bố
  • Trò chơi dân gian – Cá sấu lên bờ
  • Truyện ngụ ngôn – Sự tích chim tu hú
  • Truyện ngụ ngôn – Thạch Sanh
  • Truyện ngụ ngôn – Chú mèo đi hia

Khóa học

  • Tiếng Anh lớp 4 Tập 1

© 2021 Việt Kids. Email: contact@vietkids.info 

Không có kết quả
Xem tất cả
  • Home
  • Sách Giáo Khoa
  • Tiếng Anh
    • Lớp 4
  • Âm nhạc
  • Truyện
    • Truyện cổ tích
    • Truyện ngụ ngôn
  • Blog

© 2021 Việt Kids. Email: contact@vietkids.info

Chào mừng ban

Sign In with Facebook
Sign In with Google
OR

Đăng nhập

Quên mật khẩu? Sign Up

Create New Account!

Sign Up with Facebook
Sign Up with Google
OR

Điền thông tin đăng ký

All fields are required. Log In

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Log In

Add New Playlist

Loading…